image banner
 
XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ, TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI PƠ MU (FOKIENIA HODGINSII (DUNN) A. HENRY ET THOMAS) LÀM CƠ SỞ BẢO TỒN LOÀI TẠI VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH – TỈNH GIA LAI
Lượt xem: 102
Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam theo Quyết định số 194/CT, ngày 09/8/1986 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng, là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 28.000 ha nhằm “Bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài hạt trần” (Cao Văn Sung, 1995).
Năm 2002, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh được chuyển hạng thành Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/11/2002 với diện tích 41.780 ha. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có địa hình chủ yếu gồm nhiều dãy núi cao của tỉnh Gia Lai, điển hình là núi Kon Ka Kinh cao 1.748 m.

Hệ thảm thực vật Kon Ka Kinh có hơn 2.000 ha rừng hỗn giao giữa rừng lá rộng và rừng lá kim với nhiều loài cây có giá trị và quý hiếm như: Thông 5 lá, Kim Giao, Chò, Pơmu, Hồng Tùng .... Những loài này là những loài cây gỗ lớn, có ý nghĩa quan trọng trong tham gia hình thành tổ thành thực vật tầng cao tại đây.

Pơ Mu(Fokienia hodginsii ) phân bố rãi rác tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh ở độ cao từ 900m đến 1700m, là loài cây gỗ lớn có chiều cao tới 30 m, đôi khi cao hơn, đường kính tới 1.5 m; dạng cây mọc đứng, thân thẳng, tán tròn. Hiện trên thế giới đánh giá loài này ít nguy cơ gần bị đe dọa (LR NT) do có loài phân bố ở Việt Nam, Nam Trung Quốc và Lào. Tuy nhiên ở Việt Nam theo nghị định 32/2006 loài này được xếp Vào nhóm IIA: Thực vật rừng nguy cấp quý hiếm, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại,  là loài gỗ có vân đẹp và mùi thơm nên rất được ưa chuộng trên thị trường do vậy là loài đang bị bị khai thác trái phép với cường độ lớn, có nguy cơ tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Vì  vậy, Xác định phân bố, tái sinh tự nhiên của loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) làm cơ sở bảo tồn loài tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh – tỉnh Gia Lai có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bổ xung cơ sở dữ liệu loài cho Vườn, hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học đang diễn ra tại đây.
 
I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 
1.1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Bổ sung cơ sở dữ liệu về phân bố, sinh thái, tái sinh, hệ thống GIS của loài Pơmu (Fokienia hoadginsii (Dun) A.Henry et Thomas) tại VQG Kon Ka Kinh.

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn quần thể, nguồn gen của loài này tại VQG Kon Ka Kinh.

 
1.2. Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các quần xã có phân bố cây trưởng thành và tái sinh của loài Pơmu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et H.H. Thomas) tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai.

1.3. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu lập cơ sở dữ liệu GIS về phân bố, đặc điểm sinh thái loài Pơmu (cây gỗ lớn, cây tái sinh)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và nhân tác ảnh hưởng đến mật độ cây gỗ và cây tái sinh tự nhiên.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Pơmu tại VQG Kon Ka Kinh.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Phương pháp luận

Phân bố và tái sinh một loài cây rừng phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tổng hợp, ngoài các nhân tố sinh thái có tính khu vực như khí hậu, đất đai; thì nó còn bị sự ảnh hưởng của các nhân tố tiểu hoàn cảnh rừng như địa hình, ánh sáng dưới tán rừng, nhiệt độ trong rừng, quan hệ tổ thành loài, đai cao, dinh dưỡng, độ ẩm đất, thực bì, thảm mục…. và các nhân tố này lại có mối quan hệ qua lại chặt chẽ; do vậy nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh cây rừng phải dựa trên quan điểm tổng hợp, không tách rời từng nhân tố. Phương pháp tiếp cận vấn đề này của đề tài sẽ dựa vào công cụ phân tích thống kê hồi quy đa biến để phát hiện, định lượng được các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tổng hợp.
 
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

1.4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

i)  Xác định khu vực phân bố loài từ phỏng vấn cán bộ kỹ thuật, kiểm lâm, người dân địa phương sống trong khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, từ đó chấm điểm phân bố trên bản đồ, tiểu khu phân bố
ii) Tại mỗi điểm phân bố tiến hành bố trí theo phương pháp chùm ô mẫu của Bảo Huy và cộng sự.

hinh-5.PNG
 
Tại mỗi điểm phân bố loài đã được xác định, lập một đường trục đi qua điểm theo hướng Bắc – Nam về mỗi phía của điểm này 333m, sau đó xác định khu điều tra có diện tích 1km2 về phía bên phải của điểm phân bố với cạnh là trục Bắc Nam vừa xác định. Chùm ô đặt trong 1km2: Ô cách ô 200m, hai tuyến cách nhau 333m, tổng cộng có 10 ô trong một điểm 100ha được lập.
Trên mỗi tuyến có 5 ô, lựa chọn 1 ô điển hình (ô số 3 và ô số 8) điều tra tất cả các loài cây gỗ (Pơ Mu + loài khác), 4 ô còn lại chỉ thu thập số liệu loài PơMu.
Ô tròn phân tầng theo cây gỗ và tái sinh:
-         Tái sinh (DBH <6cm và H >1.3m) trong ô 100m2 (R=5.64m)
-         Cây gỗ (DBH ≥ 6cm) trên ô 1000m2 (R=17.84m)
Trong ô mẫu tiến hành đo đếm các chỉ tiêu loài, DBH, H, Dt, phẩm chất (tốt, trung bình, xấu), tình hình sinh trưởng, mật độ, tái sinh cùng với tất cả nhân tố sinh thái liên quan theo nhóm: khí hậu, đất, địa hình, thủy văn, quần thể rừng theo các biểu thiết kế sẵn.

 
1.4.2.2. Xác định mật độ phân bố và tái sinh củaloài Pơ Mu ở từng điểm phân bố:

Qua quá trình điều tra xác định được số cá thể loài Pơmu ( N loai) và số cá thể tái sinh (Nts) ở từng ô mẫu.
-         Mật độ phân bố loài Pơmutrong các điểm phân bố (Nloai/điểm):
                   Nloài/điểm (100ha) = Nloài/ha*100                        (3.1)
N loài/ha hinh-1.PNG 
 Nloai của 10 ô (Mỗi ô 0.1ha)

-         Mật độ tái sinh (Nts) Pơmutrong các điểm phân bố (Nts/điểm):
                   Nts/điểm (100ha) = Nts/ha*100                              (3.2)
Nts/ha hinh-1-(2).PNGNts của 10 ô (mỗi ô 0.01ha)

1.4.2.3. Phương pháp xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới mật độ, phân bố, tái sinh loài Pơmu:

i) Xác định cấu trúc tổ thành rừng (IV%)
Để xác định hệ số tổ thành các loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu thông qua chỉ số IV% (Curtis Mc.Intosh, 1951), tiến hành như sau :
Chỉ số IV% của từng loài :IV% = (F(%) + N(%))/2                     (3.3)                     
Trong đó:
F(%) = (Số ô có loài xuất hiện x 100)/ (Tổng số ô xuất hiện của tất cả các loài) : tần suất xuất hiện loài.
N(%) = (Mật độ của loài x 100)/ (Mật độ chung của lâm phần) : mật độ loài.
ii) Nghiên cứu mối quan hệ sinh thái loài Pơ Mu với các loài cây gỗ ưu thế:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mối quan hệ loài sinh thái loài trong rừng mưa nhiệt đới dựa vào tiêu chuẩn ρ và c2 của Bảo Huy (1997).
Quan hệ sinh thái giữa từng cặp loài được nghiên cứu, trong đó loài quý hiếm sẽ được xác định mối quan hệ sinh thái với các loài ưu thế có mật độ > 3% trong quần thể.
Tiến hành kiểm tra quan hệ cho từng cặp loài theo tiêu chuẩn r và c2.
Sử dụng các tiêu chuẩn thống kê sau để đánh giá quan hệ theo từng cặp loài:
          r: Hệ số tương quan giữa 2 loài A và B.
hinh-2.PNG(3.4)
Trong đó:
          r = 0 : 2 loài A và B độc lập nhau;  0
ẫu n  > 30 (số khoảng cách đo) tính theo tiêu chuẩn U.
hinh-6.PNG
Trong đó x      : Khoảng cách bình quân giữa các cây (Lấy tổng khoảng cách chia cho số lần đo là n); l: Số cây trên một m
2 diện tích đất rừng.Trong đó:
Nếu :      U<=1,96  cây rừng phân bố ngẫu nhiên trên mặt đất rừng
               U>1,96      cây rừng phân bố cách đều trên mặt đất rừng
               U<-1,96    cây rừng phân bố cụm trên mặt đất rừng
iv) Cấu trúc N_D của Pơmu phân bố tại Kon Ka Kinh
Trong nghiên cứu thực nghiệm, các hàm thường dùng để mô phong N_D là: phân bố giảm (phân bố mũ), phân bố Weibull và phân bố khoảng cách:

hinh-8.PNG


1.4.3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ phân bố sinh thái của loài Pơmu:

Trên cơ sở dữ liệu tọa độ phân bố, tái sinh Pơmu với các chỉ tiêu điều tra về mật độ, nhân tố sinh thái nhân liên quan tại 9 điểm trong khu vực nghiên cứu tiến hành lập cơ sở dữ liệu và nhập vào phần mềm Mapinfo lập 2 loại bản đồ mật độ phân bố cây gỗ và tái sinh Pơmu.
Sử dụng chức năng phân tích chuyên đề về mật độ phân bố Thematic Map/Grid của Mapinfo xây dựng bản đồ vùng phân bố, mật độ, tái sinh Pơmu. Bên cạnh đó các chỉ tiêu sinh thái liên quan đến phân bố, tái sinh Pơmu được lưu trữ và dễ dàng cập nhật trong phần mềm này và làm cơ sở để theo dõi biến động theo thời gian, thực hiện các giải pháp bảo tồn quần thể Pơmu ở VQG Kon Ka Kinh.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về phân bố cây gỗ và cây tái sinh loài Pơmu:

Qua quá trình điều tra phỏng vấn cán bộ, người dân sống trong vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và đi điều tra hiện trường xác định được 9 điểm phân bố Pơmu tập trung với tọa độ (VN 2000) như sau:

 Bảng 2.1 Các điểm phân bố Pơmu tại VQG Kon Ka Kinh


STT Điểm nc Tọa độ Độ cao (m) Tiểu khu
OX OY
1 482356 1583553 980 77
2 484146 1581766 1257 77
3 484753 1583486 1336 75
4 484560 1580193 1272 78
5 479800 1583480 1323 76
6 480618 1573799 1499 433
7 480833 1571965 1073 433
8 483938 1570779 1227 434
9 485651 1569855 1356 110
 
Trên cơ sở dữ liệu điều tra của 9 điểm nghiên cứu  có phân bố loài Pơmu  ghi chép các nhân tố sinh thái, ứng dụng công nghệ GIS để quản lý lưu giữ, cập nhật cũng như xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ cho công tác giám sát bảo tồn loài. Xây dựng bản đồ khu vực nghiên cứu có phân bố Pơmu
anh tin bai
 
Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu Pơmu tại VQG Kon Ka Kinh

Bảng 2.2: Trích bảng cơ sở dữ liệu sinh thái của Pơmu trong Mapinfo

anh tin bai

 

Sử dụng chức năng xây dựng bản đồ chuyên đề dạng Grid trong Mapinfo, trên cơ sở các ô và điểm điều tra, thu thập dữ liệu trên thực địa, lập các trường chính như: mật độ phân bố cây Pơmu, mật độ tái sinh Pơmu, kiểu rừng, trạng thái, độ tàn che, độ dốc, hướng phơi, màu đất, kết von, loài ưu hợp ...Từ đây xây dựng được các lớp dữ liệu để xây dựng bản đồ, bao gồm:
Các lớp dữ liệu cơ bản như: đường đồng mức chính, đường đồng mức phụ, giao thông, sông, suối, tiểu khu, …
Lớp dữ liệu phân bố Pơmu và các nhân tố sinh thái ảnh hưởng, bao gồm: Mã điểm và ô tiêu chuẩn (OTC), mật độ (N), mật độ tái sinh (Nts), kiểu rừng, trạng thái, độ tàn che (dotanche), mức độ tác động (mucdotacdong), số tầng rừng, ưu hợp, màu đất, pH, ….
Cơ sở dữ liệu trong GIS về Pơmu sẽ phục vụ cho:
Tạo lập các bản đồ chuyên đề để giám sát bảo tồn như: Bản đồ phân bố mật độ Pơmu, bản đồ phân bố  mật độ tái sinh Pơmu theo các nhân tố sinh thái, giám sát biến động quần thể Pơmu theo định kỳ. Đây là cơ sở quan trọng trong bảo vệ và bảo tồn loài quý hiếm, đang bị áp lực tác động rất lớn do nhu cầu khai thác trái phép để sử dụng, buôn bán.


2.1.1. Bản đồ phân bố mật độ cây Pơmu:

Trên cơ sở dữ liệu tọa độ điểm phân bố loài Pơmu với các chỉ tiêu điều tra về mật độ, nhân tố sinh thái liên quan, tiến hành lập cơ sở dữ liệu và sử dụng GIS để lập bản đồ cấp mật độ phân bố tại  VQG Kon Ka Kinh.

image035.jpg
Hình 2.2: Bản đồ phân bố mật độ cây Pơmu

2.1.2. Bản đồ phân bố mật độ cây Pơmu tái sinh:

Tương tự các bước trên, xây dựng bản đồ phân bố mật độ cây tái sinh phân bố tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

 

anh tin bai
Hình 2.3: Bản đồ phân bố cây tái sinh

 

2.1.3 Bản đồ mức độ tác động Pơmu:

Sử dụng cơ sở dữ liệu về mức độ tác động do nhân tác, phân thành hai cấp có tác động và không tác động, xây dựng bản đồ về mức độ tác động của loài Pơmu tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, ta có:

 

image038.png
Hình 2.4: Bản đồ mức độ tác động

Qua bản đồ cho thấy tại khu vực có phân bố loài Pơmu luôn bị tác động bởi con người, điều này thể hiện thực tế tại khu vực nghiên cứu loài này bị khai thác theo nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, cần có giải pháp bảo tồn loài này tránh nguy cơ tuyệt chủng tại khu vực phân bố.

2.2. Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố Pơmu:
2.2.1. Mật độ phân bố của cây trưởng thành và cây tái sinh:

Từ số liệu điều tra tại 9 điểm được đo trong 90 ô tiêu chuẩn qua sắp xếp, xử lý tính toán theo công thức tính (3.1), (3.2) đã xác định được mật độ cây Pơmutrưởng thành, mật độ tái sinh của loài Pơmu tại 9 nghiên cứu như sau:

 Bảng 2.3: Mật độ cây gỗ, cây tái sinh của Pơmu

Điểm Cây gỗ Cây tái sinh
N loai/ha Nloai/điểm Nts/ha Nts/ điểm
1 5 500 1 100
2 33 3300 12 1200
3 55 5500 19 1900
4 29 2900 14 1400
5 13 1300 6 600
6 77 7700 36 3600
7 6 600 9 900
8 9 900 3 300
9 6 600 4 400
Trung bình 28 2838 13 1250

 
Kết quả nghiên cứu tại 9 điểm có số cây trưởng thành trung bình là 2838 cây, và số cây tái sinh trung bình trên điểm là 1250 cây, với số lượng cây này cho thấy số cá thể Pơmu ở đây còn ít, có nguy cơ tuyệt chủng tại nơi phân bố, cho nên cần phải có giải pháp cụ thể để bảo vệ, bảo tồn và phát triển loài này VQG Kon Ka Kinh, vì đây là vùng phân bố chính của loài Pomu tại Gia Lai.

2.2.2. Mối quan hệ của Pơmu và các loài khác trong lâm phần:

 2.2.2.1. Cấu trúc tổ thành  lâm phần khu vực có phân bố loài cây Pơmu:

Từ số liệu thu thập của 18 ô tiểu chuẩn được điểu tra tất cả các loài, qua xử lí số liệu, thông kê tính toán theo công thức (3.3) có kết quả về trị số F%, N%, IV% cho từng loài như sau:

 Bảng 2.4: Tổ thành các loài cây trong lâm phần nghiên cứu

 

STT Loài N N% F F% IV%
1 Dẻ đá 242 10.37 14 2.24 6.31
2 Chò xót 174 7.46 15 2.4 4.93
3 Trâm 100 4.29 17 2.72 3.5
4 Hồng quang 106 4.54 14 2.24 3.39
5 Hồng tùng 83 3.56 14 2.24 2.9
6 Kha thụ 81 3.47 14 2.24 2.86
7 Bời lời 78 3.34 12 1.92 2.63
8 Thông tre 54 2.31 17 2.72 2.52
9 Côm 55 2.36 16 2.56 2.46
10 Cáp mộc 67 2.87 12 1.92 2.4
11 Trâm lá nhỏ 49 2.1 16 2.56 2.33
12 Thông 5 lá 60 2.57 13 2.08 2.33
13 Sồi cọng mảnh 54 2.31 13 2.08 2.2
14 Dẻ gai 54 2.31 12 1.92 2.12
15 Bứa 55 2.36 10 1.6 1.98
16 Sến núi 55 2.36 9 1.44 1.9
17 Đỗ quyên 40 1.71 13 2.08 1.9
18 Giổi 54 2.31 8 1.28 1.8
19 Kháo 43 1.84 10 1.6 1.72
20 Giổi xanh 49 2.1 7 1.12 1.61
21 Thông nàng 29 1.24 12 1.92 1.58
22 Dung 24 1.03 13 2.08 1.55
23 Re 27 1.16 12 1.92 1.54
24 Quế rừng 34 1.46 9 1.44 1.45
25 Chắp tay 22 0.94 12 1.92 1.43
26 Sữa lá nhỏ 22 0.94 12 1.92 1.43
27 Thị rừng 22 0.94 12 1.92 1.43
28 Mãi táp 26 1.11 10 1.6 1.36
29 Bưởi bung 20 0.86 11 1.76 1.31
30 Pomu 30 1.29 7 1.12 1.2
31 Săng mã 13 0.56 11 1.76 1.16
32 Hồi 27 1.16 7 1.12 1.14
33 Côm Kon Tum 19 0.81 9 1.44 1.13
34 Sp 19 0.81 9 1.44 1.13
35 Bùi 22 0.94 8 1.28 1.11
36 Chân chim Kon Tum 25 1.07 7 1.12 1.1
37 Gò đồng 24 1.03 7 1.12 1.07
38 Huỳnh đàn 12 0.51 9 1.44 0.98
39 Trâm đỏ 23 0.99 6 0.96 0.97
40 Cầy 15 0.64 8 1.28 0.96
41 Chân chim 8 lá 18 0.77 7 1.12 0.95
42 Cồng 25 1.07 5 0.8 0.94
43 Sơn huyết 13 0.56 8 1.28 0.92
44 Sơn trà 19 0.81 6 0.96 0.89
45 Sầm 9 0.39 8 1.28 0.83
46 Long não 12 0.51 7 1.12 0.82
47 Thầu tấu 11 0.47 7 1.12 0.8
48 Kháo lá nhỏ 17 0.73 5 0.8 0.76
49 Sồi đỏ 9 0.39 7 1.12 0.75
50 Vải rừng 9 0.39 7 1.12 0.75
51 Trường 11 0.47 6 0.96 0.72
52 Cáng lò 10 0.43 6 0.96 0.69
53 Sòi tía 8 0.34 6 0.96 0.65
54 Bùi quả tròn 19 0.81 3 0.48 0.65
55 Sơn trâm 11 0.47 5 0.8 0.64
56 An tức hương 1 0.04 7 1.12 0.58
57 Diên bạch 12 0.51 4 0.64 0.58
58 Xoài rừng 6 0.26 5 0.8 0.53
59 Xoan mộc 6 0.26 5 0.8 0.53
60 Mit nài 9 0.39 4 0.64 0.51
61 Kim giao 5 0.21 5 0.8 0.51
62 Vàng nhựa 8 0.34 4 0.64 0.49
63 Vạn trứng 7 0.3 4 0.64 0.47
64 Xá xị 6 0.26 4 0.64 0.45
65 Xăng mã 6 0.26 4 0.64 0.45
66 Chôm chôm mật 4 0.17 4 0.64 0.41
67 Mật sa 6 0.26 3 0.48 0.37
68 Bản xe 9 0.39 2 0.32 0.35
69 Gội 5 0.21 3 0.48 0.35
70 Mỡ 5 0.21 3 0.48 0.35
71 Chua chát 4 0.17 3 0.48 0.33
72 Xoan nhừ 4 0.17 3 0.48 0.33
73 Mạ sưa 3 0.13 3 0.48 0.3
74 Mán đĩa 3 0.13 3 0.48 0.3
75 Bàng núi 2 0.09 2 0.32 0.2
76 Bình linh 2 0.09 2 0.32 0.2
77 Núc nác 2 0.09 2 0.32 0.2
78 So đũa 2 0.09 2 0.32 0.2
79 Trà nhụy ngắn 4 0.17 1 0.16 0.17
80 Máu chó 1 0.04 1 0.16 0.1
81 Nhựa ruồi 1 0.04 1 0.16 0.1
82 Thích 1 0.04 1 0.16 0.1
2333 100% 625 100% 100%
 
Từ kết quả ở bảng 2.4 cho thấy ở nơi phân bố loài Pơmu có 82 loài cây khác phân bố cùng. Trong số hơn 80 loài cây xuất hiện thì Pơmu đứng thứ 30 với tỷ lệ IV%= 1,2%, có 33 loài phân bố cùng với Pơmu với chỉ số IV % ≥ 1.13%  xuất hiện ở các ô điều tra như: Bời lời, Chò xót, Thông 5 lá, Hồng tùng, Thông tre, Trâm, Hồi, Quế rừng, Mãi táp, .... Qua đó, cần tìm hiểu mối quan hệ giữa Pơmu với các loài có chỉ số IV% ≥ 1.13%, qua đó xác định loài nào có thể mọc chung với Pơmu để làm cở sở xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phát triển quần thể Pơmu tại đây.
Công thức tổ thành lâm phần nơi có phân bố Pơmu:6.31 Dẻ đá + 4.93 Chò xót + 3.5 Trâm+ 3.39 Hồng quang +  2.9 Hồng tùng + 2.86 Kha thụ + 2.63 Bời lời + 2.52 Thông tre + 2.46 Côm + 2.4 Cáp mộc + 2.33 Trâm lá nhỏ + 2.33 Thông 5 lá + 2.2 Sồi cọng mảnh + 2.12 Dẻ gai + 1.98 Bứa + 1.9 Sến núi + 1.9 Đỗ quyên + 1.8 Giỗi + 1.72 Kháo + 1.61 Giỗi xanh + 1.58 Thông nàng + 1.55 Dung + 1.54 Re + 1.45 Quế rừng + 1.43 Chắp tay + 1.43 Sữa lá nhỏ + 1.43 Thị rừng + 1.36 Mãi táp + 1.31 Bưởi bung + 1.2 Pơmu + 1.16 Săng mã + 1.14 Hồi + 1.13 Côm Kon tum + 27.41 loài khác.

 
2.2.2.2. Quan hệ giữa Pơmu và các loài cây ưu thế khác:

Trong tự nhiên Pơmu mọc hỗn giao với các loài cây khác, do đó cần có nghiên cứu quan hệ giữa Pơmu với một số loài ưu thế khác để định hướng lựa chọn loài cây hỗn giao trong trồng rừng, làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng. Do đó, đề tài chọn những loài có chỉ số IV% >1.13% để xét quan hệ sinh thái giữa chúng với loài Pơmu. Các loài có chỉ số IV%>1.13 là: Dẻ đá, Dẻ gai, Dung, Bời lời, Chò xót, Côm, Thông 5 lá, Hồng tùng, Thông tre, Giỗi, Gò đồng, Hồng quang, Kha thụ, Kháo ….. Từ các công thức (3.4), (3.5) đề tài tiến hành kiểm tra quan hệ sinh thái giữa Pơmu với các loài ưu thế trên theo tiêu chuẩn ρ và c2. Kết quả cho thấy ở phụ biểu , bảng 2.5.

  Bảng 2.5 Quan hệ sinh thái giữa loài Pơmu và các loài khác trong lâm phần

STT Loài A Loài B p c2t c20.05 c20.1 QH0.05 QH0.1
1 Bời lời Pơmu -0.25 3.26 3.84 2.71 NN -
2 Bứa Pơmu 0.19 0.58 3.84 2.71 NN NN
3 Bùi Pơmu 0.20 0.70 3.84 2.71 NN NN
4 Bưởi bung Pơmu -0.30 1.54 3.84 2.71 NN NN
5 Chân chim Kon Tum Pơmu -0.17 0.47 3.84 2.71 NN NN
6 Chắp tay Pơmu -0.16 0.43 3.84 2.71 NN NN
7 Chò xót Pơmu 0.19 0.58 3.84 2.71 NN NN
8 Côm Pơmu 0.28 1.33 3.84 2.71 NN NN
9 Côm Kon Tum Pơmu -0.34 2.03 3.84 2.71 NN NN
10 Dẻ đá Pơmu 0.19 0.58 3.84 2.71 NN NN
11 Dẻ gai Pơmu 0.32 1.79 3.84 2.71 NN NN
12 Dung Pơmu 0.32 1.79 3.84 2.71 NN NN
13 Giổi Pơmu 0.28 1.33 3.84 2.71 NN NN
14 Giổi xanh Pơmu 0.05 0.03 3.84 2.71 NN NN
15 Gò đồng Pơmu -0.52 4.79 3.84 2.71 - -
16 Hồi Pơmu 0.48 4.11 3.84 2.71 + +
17 Hồng quang Pơmu 0.19 0.58 3.84 2.71 NN NN
18 Hồng tùng Pơmu 0.28 1.33 3.84 2.71 NN NN
19 Kha thụ Pơmu 0.19 0.58 3.84 2.71 NN NN
20 Kháo Pơmu 0.25 1.11 3.84 2.71 NN NN
21 Mãi táp Pơmu 0.25 1.11 3.84 2.71 NN NN
22 Quế rừng Pơmu 0.05 0.03 3.84 2.71 NN NN
23 Re Pơmu -0.89 13.93 3.84 2.71 - -
24 Sến núi Pơmu 0.19 0.58 3.84 2.71 NN NN
25 Sồi cọng mảnh Pơmu 0.24 0.98 3.84 2.71 NN NN
26 Sữa lá nhỏ Pơmu -0.89 13.93 3.84 2.71 - -
27 Thị rừng Pơmu 0.08 0.10 3.84 2.71 NN NN
28 Thông 5 lá Pơmu 0.24 0.98 3.84 2.71 NN NN
29 Thông nàng Pơmu -0.40 2.83 3.84 2.71 NN -
30 Thông tre Pơmu -0.30 1.52 3.84 2.71 NN NN
31 Trâm Pơmu 0.19 0.58 3.84 2.71 NN NN
32 Trâm lá nhỏ Pơmu 0.36 2.18 3.84 2.71 NN NN
 
(Trong đó NN: quan hệ ngẫu nhiên; - : quan hệ âm; + : quan hệ dương)
Qua bảng 2.5 cho thấy quan hệ sinh thái của loài Pơmu với các loài chiếm ưu thế trong lâm phần như sau:
- Ở mức ý nghĩa c0.05, :
+ Pơmu có quan hệ ngẫu nhiên với 28 loài khác nhau như: Bứa, Bùi, Bưởi bung, Chân chim Kon Tum, Chắp tay, Chò xót, Côm, Côm Kon Tum, Dẻ đá, Dẻ gai, Dung, Giổi, Giổi xanh, Hồng quang, Hồng tùng, Kha thụ, Kháo, Mãi táp, Quế rừng, Sến núi, Sồi cọng mảnh, Thị rừng, Thông 5 lá, Thông nàng, Thông tre, Trâm, Trâm lá nhỏ. Có nghĩa là Pơmu với các loài cây ưu thế này có thể cùng sống chung với nhau suốt đời mà không cạnh tranh không gian dinh dưỡng điều đó cho phép trong trồng rừng hỗn loài có thể trồng hỗn giao Pơmu với bất kì loài nào trong 28 loài trên; trong thiết kế nuôi dưỡng rừng xem Pơmu là loài cây mục đích, để rừng phát triển bền vững và ổn định nên duy trì các loài cây này.
+ Pơmu có quan hệ âm với loài Gò đồng, Re và Sữa lá nhỏ có nghĩa là các loài này có quan hệ cạnh tranh với Pơmu nên trong thiết kế trồng rừng, chăm sóc rừng không nên bố trí để Pơmu hỗ giao với các loài này.
+ Pơmu có quan hệ dương với loài Hồi, có nghĩa là hai loài này hỗ trợ nhau, nên trong thiết kế trồng rừng hay nuôi dưỡng rừng nên bố trí hai loài này với nhau.
- Ở mức ý nghĩa c20.1 :
+ Pơmu có quan hệ ngẫu nhiên với 26 loài khác nhau như: Bứa, Bùi, Bưởi bung, Chân chim Kon Tum, Chắp tay, Chò xót, Côm, Côm Kon Tum, Dẻ đá, Dẻ gai, Dung, Giổi, Giổi xanh, Hồng quang, Hồng tùng, Kha thụ, Kháo, Mãi táp, Quế rừng, Sến núi, Sồi cọng mảnh, Thị rừng, Thông 5 lá, Thông tre, Trâm, Trâm lá nhỏ.  Có nghĩa là Pơmu với các loài cây ưu thế này có thể cùng sống chung với nhau suốt đời mà không cạnh tranh không gian dinh dưỡng điều đó cho phép trong trồng rừng hỗn loài có thể trồng hỗn giao Pơmu với bất kì loài nào trong 28 loài trên; trong thiết kế nuôi dưỡng rừng xem Pơmu là loài cây mục đích, để rừng phát triển bền vững và ổn định nên duy trì các loài cây này.
+ Pơmu có quan hệ âm với loài Gò đồng, Re, Sữa lá nhỏ và Thông nàng có nghĩa là các loài này có quan hệ cạnh tranh với Pơmu nên trong thiết kế trồng rừng, chăm sóc rừng không nên để Pơmu trồng hỗ giao với các loài này.
+ Pơmu có quan hệ dương với loài Hồi, có nghĩa là hai loài này hỗ trợ nhau, nên trong thiết kế trồng rừng hay nuôi dưỡng rừng nên bố trí hai loài này hõn giao với nhau để phát huy mối quan hệ cộng sinh.

 
2.2.2.3. Quan hệ N_D của loài Pơmu tại lâm phần nghiên cứu:

Sau khi tổng hợp từ các điểm nghiên cứu, ta có bảng phân bố mật độ Pơmu theo cỡ kính như sau:

     Bảng 2.6: Phân bố số cây theo cấp kính

Cỡ D (cm) 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
N 41 76 52 26 18 14 8 1 1 1
 
Tiến hành mô phỏng N_D theo các hàm Weibull, theo phân bố giảm và theo khoảng cách. Kết quả tính toán lựa chọn được hàm mô hình hóa theo khoảng cách là phù hợp với phân bố cấu trúc N_D loài Pơmu tại Kon Ka Kinh. Kết quả tính toán và biểu đồ như sau:

     Bảng 2.7: Kết quả tính toán phân bố N_D theo phân bố khoảng cách

n Tổng fi.Xi Gamma Anpha χ2n χ20,5 Kết luận Hàm phân bố
238 472 0.172 0.583 3.341 9.488 Ho+ Khoảng cách

 

image040.png

  Hinh 2.5 Biểu đồ mô phỏng đường cong phân bố số cây theo cỡ đường kính theo hàm phân bố khoảng cách của Pơmu tại VQG Kon Ka Kinh

 
image042.png

Hình 2.6: Biểu đồ mô phỏng phân bố số cây theo đường kính của loài cây Pơmu tại VQG Kon Ka Kinh

 Qua bảng 2.6 và hình 2.5 cho thấy, mật độ phân bố theo thực tế gần sát với lý thuyết. Trong thực tế quần thể Pơmu tồn tại số lượng Pơmu tập trung nhiều ở cấp kính 10 – 40 cm, các cấp kính lớn hơn còn tồn tại rất ít, điều này thể hiện đúng quy luật sinh thái của loài, bên cạnh đó do nguyên nhân các cây có cấp kính lớn hơn bị khai thác trong thời gian trước, chỉ còn lại cây có cấp kính nhỏ. Chứng tỏ loài Pơmu là loài có giá trị kinh tế lơn đã và đang bị khai thác quá mức. Vì vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ, trồng mới làm giàu rừng bằng cây Pơmu để nâng cao chất lượng rừng.

2.2.2.4. Cấu trúc mặt bằng lâm phần:

Từ số liệu đo khoảng cách từ một cây ngẫu nhiên đến cây gần nhất, kết quả nghiên cứu cấu trúc mặt bằng của lâm phần và riêng loài Pơmu đề tài áp dụng công thức (3.2). Kết quả thể hiện qua bảng 2.8 như sau:

 Bảng 2.8 Cấu trúc mặt bằng lâm phần và Pơmu

Loại hình cấu trúc mặt bằng rừng (Khoảng cách Tb giữa các cây) λ U Hình thái phân bố
số cây trên 1m2diện tích đất rừng
Cho lâm phần 1.45 0.127944 3.645752 Cách đều
Loài Pơ mu 10.88 0.001667 -1.16899 Ngẫu nhiên
 
Qua bảng 2.8 ta thấy:Đối với các lâm phần nghiên cứu: Có U = 3.645752 > 1,96. Cây rừng phân bố cách đều trên mặt đất rừng. Chứng tỏ rừng đã bị tác động,  trong thực tế các loài cây gỗ quý, các cây gỗ người dân ưa thích sử dụng có cấp kính lớn đã bị khai thác gần hết như Giổi, Thông 5 lá, Thông tre …. chỉ còn lại cây có cấp kính nhỏ, và những cây gỗ tạp người dân chưa khai thác. Đối với loài  Pơmu Có U = -1.16899 > - 1.96,  cây Pơmu phân bố ngẫu nhiên trên mặt đất rừng. Trong thực tế loài chỉ phân bố nhiều ở những nơi có đất tương đối ẩm, địa hình núi cao, hiểm trở. Tuy nhiên tại nơi loài phân bố đã bị người dân khai thác, chỉ còn lại cây tái sinh và cây cấp kính nhỏ. Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp như quy hoạch được vùng phân bố để quản lý, xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc làm giàu rừng theo vùng bằng cây Pơmu.

 
2.3. Một số giải pháp bảo tồn loài Pơmu tại VQG Kon Ka Kinh:

     - Quản lý cơ sở dữ liệu của loài Pơmu bằng công nghệ GIS đã được áp dụng từ lâu tại các VQG trên toàn quốc, tuy nhiên đây là điều còn mới với VQG Kon Ka Kinh, công cụ này giúp ban quản lý xác định chính xác khu vực cần bảo vệ, thực hiện các giải pháp bảo tồn, được cập nhập giúp cho người quản lý nắm rõ được diễn biến theo thời gian. Trên cơ sở đó, cần tiến hành giám sát định kỳ, khu vực có phân bố loài để theo dõi sự thay đổi của quần thể Pơmu. Kết quả đề tài đã xác định được 9 khu vực có phân bố cây Pơmu là các tiểu khu 75, 76, 77, 78, 433, 434 và 110;  sử dụng bản đồ chuyên đề phân bố mật độ cây gỗ và cây tái sinh Pơmu thì khu vực phân bố còn mở rộng các tiểu khu xung quanh do vậy cần tiến hành giám sát định kỳ hàng tháng để theo dõi biến động của hệ thực vật khu vực có khả năng xuất hiện loài Pơmu, ghi chép sự xuất hiện, số lượng cá thể, tọa độ địa lý, đặc điểm sinh thái … để ban quản lý vườn có số liệu đầy đủ về loài, trên cơ sở đó có biện pháp bảo tồn hợp lý như tuần tra bảo vệ các khu vực trọng điểm, tuyên truyền cho người dân về giá trị  loài cây, nhằm giữ gìn nguồn gen thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng tại khu vực phân bố do bị tác động, khai thác quá  mức.
     - Dựa vào cấu trúc N/D của loài Pơmu, mô hình có phân bố dạng giảm, cây tập trung ở cấp kính 20 – 40 cm, cần tiến hành phát dọn thực bì, hỗ trợ cây tiến lên cấp kính cao hơn. Đối với cây có cấp kính từ 40 cm trở lên là đối tượng chính của nạn khai thác trái phép, do vậy tiến hành các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặc khu vực có phân bố các cây có cỡ kính trên.
    - Cây Pơmu ở giai đoạn đầu chịu bóng theo quy luật của cây tái sinh liên tục của cây rừng nhiệt đới, tuy nhiên cây chỉ phát triển thành cây trưởng thành khi có đầy đủ không gian dinh dưỡng, ánh sáng; do vậy để xúc tiến tái sinh tự nhiên cần phát dọn thực bì, các loài cây phi mục đích để cây phát triển.
    - Trồng rừng bằng cây bản địa, xúc tiến tái sinh làm giàu rừng là một nhu cầu cấp thiết của VQG Kon Ka Kinh nhất là các loài cây quý hiếm, qua kết quả của đề  tài này có thể xác định được tổ hợp các loài có quan hệ tương hỗ và ngẫu nhiên với Pơmu. Bên cạnh đó xác định được yếu tố độ cao ảnh hưởng đến phân bố của loài do vậy trong công tác trồng, làm giàu rừng cần quan tâm đến khu vực phân bố và tổ thành loài cây đi cùng.
    - Thử nghiệm trồng rừng bằng cây Pơmu tại các lỗ trống gần khu vực phân bố loài, xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng cách phát dọn thực bì khu vực có cây Pơmu tái sinh.

 
III. Kết luận

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm phân bố và mối quan hệ sinh thái loài Pơmu tại VQG Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai là đề tài khoa học có tính ứng dụng cao, là cơ sở để Ban quản lý Vườn tiến hành các giải pháp bảo tồn, cũng như thực hiện các giải pháp lâm sinh để gây trồng, bảo vệ loài Pơmu và sinh cảnh sống của loài, góp phần vào nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn.

Th.S Hồ Ngọc Thọ