image banner
 
LÂM SẢN NGOÀI GỖ VQG KON KA KINH
Lượt xem: 132
Theo Hội đồng Lâm nghiệp Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp quốc (FAO) , lâm sản ngoài gỗ(LSNG): bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng.
      Lâm sản ngoài gỗ là nguồn tài nguyên có giá trị đặc biệt của rừng Việt Nam, từ lâu đời nay nguồn tài nguyên này đã được cộng đồng  các dân tộc ở vùn sâu vùng xa khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Hiện nay Việt Nam, các nhà khoa học đã phát hiện có 3.830 loài cây thuốc, 500 loài cây tinh dầu, 620 loài nấm, 820 loài tảo, 186 loài thực vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, 823 loài đặc hữu chỉ có ở Đông Dương. Đối với rừng Tây Nguyên theo thống kế của Viện Dược Liệu - Cây thuốc Việt Nam thì có  hơn 3.500 loài là LSNG với khoảng 3.100 loài được tính sử dụng làm thuốc.
     Rừng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là một phần trong khu hệ động thực vật rừng Tây Nguyên, nằm ở vị trí phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai và Tây Nguyên, nơi có khí hậu nhiệt đới, địa hình phức tạp, nhiều đai cao do đó đã tạo nên sự đa dạng sinh học cao. Theo kết quả điều tra“ thiết lập danh mục cây có mạch cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh” do Viện sinh thái tài nguyên sinh vật thực hiện năm 2011 thì có 1.022 loài thuộc 568 chi và 158 họ thực vật có mạch, trong đó nghành khuyết thực vật có 80 loài, nghành hạt trần 14 loài, nghành hạt kín 928 loài. Với sự đa dạng sinh học cao nên giá trị từ rừng là rất lớn, trong đó giá trị lâm sản ngoài gỗ góp phần quan trọng rất lớn đến kinh tế, xã hội và văn hóa các làng vùng đệm, một số trở thành “ đặc sản rừng” của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh như mật ong rừng, sâm đá, nấm linh chi, lan kim tuyến, măng le….
Giá trị lâm sản ngoài gỗ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh được phân loại dựa vào công dụng và nguồn gốc của các LSNG gồm các nhóm sau:
- Nhóm sản phẩm cây có sợi
- Nhóm thực phẩm:       
     + Sản phẩm có nguồn gốc thực vật
     + Sản phẩm có nguồn gốc động vật
- Nhóm dược liệu
- Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa, tanin
- Nhóm cây cảnh và cây vật liệu khác

     1.Nhóm sản phẩm cây có sợi tập trung chủ yếu ở các loài tre nứa, các loài mây song và một số loài khác, được người dân vùng đệm sử dụng là chủ yếu và ít buôn bán, với các loại tre nứa thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) như Lồ ô Bambusa procera A.Chev.& A.Cam.,1922), Tre gai (Bambusa spilosa E.G.Camus), Giang (Dendrocalamus patellaris Gamble)… được người dân sử dụng làm vật liệu gia dụng rất thông dụng trong gia đình, ngoài ra người dân sử dụng cây Trúc dây (Ampelocalamus sp1) làm vòi hút rượu ghè (một loại rượu đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên) và cây nứa lá nhỏ (Schizostachyum pseudolima McClure,1941) hay Lồ ô để làm ống món Cơm lam. Trong các loài Mây song thuộc họ Cau dừa (Arecaceae), được người dân sử dụng và khai thác mạnh một số loài Song bột (Calamus poilanei Grifl.),Song đá (Calamus rudentum L.), Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance.), Mây đắng (Calamus tonkinensis Becc.), Mây lá rộng (Calamus bousigonii Becc.)…được dùng làm đồ gia dụng và vật dụng trong gia đình. Ngoài ra ngọn non của các loài này được người dân thu hài về chế biến bằng cách nướng hày luộc chín làm thực phẩm dùng trong  gia đình và quả của một số loài Song mây như  Song bột và cây Mây rút ( Daemonorops pierreanus Beecc.) còn được thu hái  làm sản phẩm mỹ nghệ.
1.jpg2-(1).jpg
Hình 01: Nứa lá nhỏ                         Hình 02: Mây rút ( hay Hèo)
( Ảnh: Nguyễn Quốc Luân)
     2.Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật rừng là LSNG có giá trị kinh tế cao và gắn liền với đời sống hằng ngày của người dân vùng đệm của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Đối với nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao đã đem lại thu nhập cao như Măng ngọt hay còn gọi là Le mi trắng  Gigantochloa albociliata (Munro) Kurz.), Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre), Nấm mối ( Termitomyces eurrhizus (Berk) Heim)…, các loài này ngoài được dùng làm thực phẩm hàng ngày còn được người dân bán ra thị trường, đem lại nguồn thu không nhỏ cho người dân vùng đệm.
3.jpg4.jpg
Hình 03: Măng ngọt                                   Hình 04: Nấm mối
(Ảnh: Nguyễn Quốc Luân)
      Trong nhóm LSNG thực phẩm có nguồn gốc từ động vật ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh giá trị nhất và ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân vùng đệm đó chính là mật ong, mật ong rừng Kon Ka Kinh đã thành thương hiệu và mùa mật bắt đầu từ tháng 3-6 hàng năm. Mật ong được lấy chủ yếu là mật ong Khoái (Apis dorsata) treo trên cây và các loài ong lỗ trong chi Apis thường làm tổ trong các hang đất, hốc cây. Mật ong khoái cho sản lượng cao và có màu vàng tươi rất đẹp nhưng chất lượng thì kém hơn mật ong lỗ có màu vàng chanh, vàng nhạt hơn mật ong Khoái và cũng cho trữ lượng ít hơn.
5.jpg6-(1).jpg
                                                                             Hình 05: Mật ong lỗ                                 Hình 06: Mật ong khoái 
                                                                                                  (Ảnh: Nguyễn Quốc Luân và Đỗ Văn Thuận)
     3.Nhóm dược liệu là LSNG có một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế xã hội của người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và là nhóm được người dân thu hái nhiều nhất, có nhiều loài được phát hiện là cây thuốc quý của Việt Nam như: cây Đảng sâm ( codonopsis sp) trong họ Hoa chuông (Campanulaceae) được tìm thấy ở khu vực KonPne tiểu khu 73b, Bình vôi (Spephania rotunda Lour) trong họ Tiết dê ( Menispermaceae) tìm thấy ở khu vực Krong tiểu khu 92, Kiến kỳ nam ( Hydrophytum Formicarum Jak.) trong họ Cà phê (Rubiaceae) phân bố gần như khắp Vườn và tập trung nhiều ở khu vực Kbang, Cây một lá (Nerrilia Fordii (Hance) Schltr) trong họ Lan (Orchidaceae) mới phát hiện ở khu vực Mang Yang tiểu khu 433, cây sâm đá (Curculigo sp) trong họ Hạ trầm (Hypoxidaceae) được tìm thấy ở khu vực xã KonPne, thôn Kon Bông 1 và 2 xã Krong ở các tiểu khu 18, 62, 64, 65a, Địa liền (Kaempferia galanga L.) trong họ Gừng (Zingiberaceae) được tìm thấy ở khu vực Mang Yang tiểu khu 436a, 435, Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J.Sm.,1842) trong họ Cẩu tích (Dicksoniaceae) phân bố khá rộng trong Vườn.
7.jpg8.jpg
Hình 07: Đảng sâm                                     Hình 08: Cây một lá
(Ảnh: Nguyễn Quốc Luân)
9.jpg10.jpg
   Hình 09: Địa liền                                         Hình 10: Cẩu tích
(Ảnh: Nguyễn Quốc Luân)
     Ngoài những cây dược liệu quý chưa được người dân thu hái hoặc chưa biết đến kể trên thì có những cây dược liệu quý đã được khai thác và buôn bán có giá trị kinh tế cao, trong đó phải kể đến các loại dược liệu cực kỳ quý hiếm và có trữ lượng như nấm linh chi, lan kim tuyến, lan nhung, cây Bá bệnh….Trong nhóm dược liệu nấm linh chi được xem là thần dược hay thuốc bổ thượng phẩm, nấm linh chi là tên gọi chung các loài nấm trong chi (Ganoderma) trong họ Nấm lim xanh (Ganodermataceae), nấm linh chi Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có nhiều loại nhưng được người dân thu hái nhiều nhất là các loại nấm Hồng chi hay còn gọi là nấm cổ cò ( Ganoderma lucidum),  nấm chỉ mọc vào mùa mưa từ giữa tháng 6-9 hàng năm, nấm Hắc chi được người dân gọi là nấm đen (Ganoderma Subresinoum) một loại linh chi quý nằm trong nhóm 6 linh chi quý hiếm “ Lục bảo linh chi”, nấm lim xanh (Ganoderma Lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst) là loại rất hiếm và số lượng rất ít nhưng giá trị rất cao.
2-(2).jpg
         Hình 11: nấm lim xanh        
(Ảnh: Nguyễn Quốc Luân)
     Với các loại nấm cổ linh chi (Ganoderma applanatum (Pers) Past) trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có giá trị thấp hơn nhưng trữ lượng lớn và được người dân đi lấy rất nhiều các loại nấm như nấm cổ linh chi đỏ (Người Ba Na gọi là nấm gia lương) và nấm Cứt trâu, tất cả những loài nấm này đều là nấm lâu năm nên có những cây nấm gia lương được lấy ở đây nặng từ 8-10kg, vành nấm rộng gần đến 1m. Ngoài nhóm linh chi, trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn là nơi có rất nhiều lan kim tuyến trong chi Anoectochilus có giá trị rất cao, với 3 loài chủ yếu trong đó có 2 loài đã được định danh trong cuốn sách “ Lan rừng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh” đó là lan Kim tuyến (Anoectochilus sp), Giải thùy Lyle (Anoectochilus lylei Rolfe ex Downie) và một loài chưa được định danh, được người dân gọi là Lan nhung, loài này có giá trị cao nhất.
13.jpg14.jpg
                                                                              Hình 13: Nấm cổ linh chi đỏ (gia lương)              Hình 14: Lan Kim tuyến
15.jpg16.jpg
Hình 15: giải thùy Lyle                               Hình 16: Lan nhung
(Ảnh: Nguyễn Quốc Luân)
     4.Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa, tanin là nhóm LSNG chưa được người dân biết đến phổ biến, hoặc giá trị gỗ của các loài này cao hơn giá trị của LSNG do đó nó được sếp dưới dạng tiềm năng về giá trị kinh tế vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Trong nhóm này các loài cây cho tinh dầu, nhựa, tanin chủ yếu trong họ Long não (Lauraceae), Sim (Myrtaceae), Đậu (Fabaceae), Thông (pinaceae), Dó ( Thymelaeaceae)…trong đó có những cây cho tinh dầu có giá trị cao như Dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) nhưng do giá trị của tinh dầu quá cao nên các loài này trong tự nhiên là rất hiếm và thường chỉ gặp các cây con tái sinh, Cây Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon Meissn), Màng tang (Litsea cubeba (Lour) Pers) tinh dầu của chúng được dùng làm thuốc và công nghiệp sản xuất các hợp chất thơm trong hóa mỹ phẩm, ngoài ra các loài cây như Bời lời đỏ (Machilus odoratissimus Nees), Bời lời vòng (Litsea verticillata Hance.) cho tanin và được người dân trồng rất phổ biến đem lại giá trị kinh tế cao hơn các loài cây trồng dài ngày khác.
     5.Nhóm cây cảnh và cây vật liệu khác là nhóm LSNG cũng rất phổ biến trong đời sống của người dân, gắn liến với kinh tế của vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Trong những năm gần đây phong trào chơi hoa lan phát triển mạnh mẽ, làm giá trị kinh tế các loài hoa lan rừng tăng mạnh đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, nhưng do nhu cầu tăng đột biến nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn LSNG này hoặc thậm chí các loài quý hiếm sẽ không còn trong vùng phân bố Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Theo thống kê  đề tài nghiên cứu “ Điều tra, sưu tầm lan rừng và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển một số loài lan đặc hữu, quý hiếm và các loài bị đe dọa ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh” đã có 102 loài lan đã được xác định và thu thập mẫu bảo tồn tại Vườn lan. Với các loài lan có hoa đẹp, to và có mùi thơm thường được thị trường ưa chuộm nhiều hơn như: Giáng hương (Aerides falcata Lindl.& Paxton), Thủy tiên tím ( Dendrobium amabile (Lour) O’Brien), Hạc vĩ (Dendrobium aphyllum (Roxb.) C.E.C.Fischer), Hoàng thảo bạch hoàng (Dendrobium christyanum Rchb.f.), Cẩm báo tím (Hygrochilus parishii (Veitch & Rchb.f.) Pfitzer), Kim điệp (Dendrobium chrysotoxum Lindl)….  
17.jpg18.jpg
Hình 17: Lan cẩm báo                                Hình 18: Kim điệp
     Ngoài các loài lan còn có các loài cây gỗ có giá trị làm cây cảnh, cây cho bóng mát rất tốt như: Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) De Laub.), Sao đen ( Hopea odorata Roxb), Muồng đen ( Senna siamea (Lam.) Irwin & Barneby)….
Trong nhóm cây vật liệu khác là nhóm phụ LSNG có giá trị sử dụng đặc biệt ví dụ như: Lá dong ( Phrynium parviflorum Roxb.) dùng để gói bánh chưng ngày tết hay cây Đót ( Thysanolaene maxima (Roxb.) Kuntze) dùng làm chổi đót, đều được người dân thu hái đem bán, mang lại khoản thu nhập không nhỏ cho người dân Vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
        LSNG của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đa dạng và có trữ lượng rất lớn nhưng việc sử dụng và khai thác chủ yếu dựa vào tự nhiên sẵn có, theo phương thức tự phát,  ít quan tâm đến bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ. Điều này dẫn đến nguồn tài nguyên LSNG  ngày càng cạn kiệt, làm suy giảm tính đa dạng sinh học của rừng và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân vùng đệm. Vì vậy, cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp đối với LSNG để vừa đáp ứng nhu cầu lợi ích của người dân vùng đệm. Đồng thời phải đảm bảo được tính hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững LSNG tại các Vườn Quốc gia nói chung và Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nói riêng.
 
DANH LỤC CÁC LOÀI LSNG CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ
VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH
TT Tên nhóm và các loài LSNG TT sử dụng TT bảo tồn
Tên khoa học Tên Việt Nam
I. Nhóm sản phẩm cây có sợi
1.1 Các loài tre nứa
1 Bambusa proceraA.Chev.& A.Cam.,1922 Lồ ô 2
2 Bambusa spilosaE.G.Camus Tre gai 2
3 Dendrocalamus patellarisGamble Giang 2
4 Ampelocalamussp1 Trúc dây 2
5 Schizostachyumsp. Nứa lóng dài 2
6 Schizostachyum pseudolimaMcClure,1941) Nứa lá nhỏ 2
1.2 Các loài mây song
7 Calamus bousigoniiBecc. Mây lá rộng 2
8 Calamus tetradactylusHance. Mây nếp 2
9 Calamus tonkinensisBecc. Mây đắng 2
10 Daemonorops pierreanusMerr. Mây rút 3
11 Calamus ceraphorusHana. Mây roi 2
12 Calamus poilaneiGrifl. Song bột 3 EN
13 Calamus rudentumL. Song đá 2
14 Plectocomia elongataMerr. Song voi 2
II. Nhóm thực phẩm
2.1 Các loài nấm
15 Termitomyces eurrhizus(Berk.) Heim Nấm mối 3
16 Boletus edulisBull:Fr Nấm thông 2 VU
17 Amanita caesarea(Scop.Fr)Pres. Nấm vua 2 VU
2.2 Các loài cây làm thực phẩm khác
18 Gigantochloa albociliata(Munro) Kurz Le mi trắng 3
19 Dialium cochinchinensisPierre Xoay 3
20 Nephelium lappaceumL. Chôm chôm rừng 2
21 Litchi chinensis Vải rừng 2
22 Baccaurea ramiflora Lour Dâu da đất 2
23 Garcinia obiongifoliaChamp. Bứa 2
24 Musa acuminataColla Chuối rừng 3
25 Diplazium esculentum(Retz.) Sw Rau dớn 2
26 Piper lolotC.DC Lá lốt 2
2.3 Động vật làm thực phẩm
27 Apis dorsata Ong khoái 3
28 Apis cerana Ong đất 3
III. Nhóm dược liệu
29 Ganoderma lucidum Nấm cổ cò 3
30 Ganoderma Subresinoum Hắc chi 3
31 Ganoderma Lucidum(Leyss. Ex Fr.) Karst Nấm lim xanh 3
32 Ganoderma applanatum(Pers) Past Nấm cổ linh chi 3
33 Anoectochilus chapaensis Gagnep. kim tuyến Sa pa 3 EN
34 Anoectochilus lyleiRolfe ex Downie Giải thùy Lyle 3
35 Anoectochilus sp Lan nhung 3
36 Anocctochilus roxburghii(A.setaceus) (Wall.) Lindl. Kim tuyến roxburhg 3
37 codonopsis sp Đảng sâm 1 VU
38 Spephania rotundaLour. Bình vôi 1 EN
39 Hydrophytum FormicarumJak. Kiến kỳ nam 3 EN
40 Nerrilia Fordii(Hance) Schltr Cây 1 lá 1 EN
41 Curculigo sp Sâm đá 2
42 Kaempferia galangaL. Địa liền 2
43 Cibotium barometz(L.) J.Sm.,1842 Cẩu tích 2
44 Eurycoma longifolia Cây Bá bệnh 2
45 Coscinium fenestratum(C.usitatum) (Gaertn.) Colebr. Vàng Đắng 2
46 Fibraurea tinctoriaLour. Hoàng đằng 2
47 Tacca paxianaLimpr.1928 Râu hùm 2
48 Dracaena angustifoliaRoxb. Phất dụ lá hẹp 3
49 Cycas micholitziiDyer f. stonensis (S.L.Yang) Tuế lá xẻ 2 VU
50 Streptocaulon Juventas(Lour.) Merr. Hà thủ ô trắng 2
51 Drynaria fortunei (Kuntze) J.Sm Cốt toát bổ 2
52 Homalomena aromatica(Roxb) Thiên nhiên kiện 2
53 Oroxylum indicum(L.) Vent. Núc Nác 2
54 Datura albaRumph. Ex Nees. Cà độc dược 2
IV. Nhóm cây tinh dầu, nhựa và tanin
55 Aquilaria crassnaPierre ex Lecomte Dó bầu 3 EN
56 Cinnamomum parthenoxylonMeissn Cây xá xị 1
57 Litsea cubeba(Lour) Pers Màng Tang 1
58 Machilus odoratissimusNees Bời lời đỏ 3
59 Litsea verticillataHance. Bời lời vòng 3
60 Cinnamomum parthenoxyonMeissn. Re Hương 1 CR
61 Litsea glutinosa(Lour.) Rob. Bời Lời nhớt 3
62 Cinnamomum inersReinw. Re quế lợn 1
63 Cinnamomum maireiLev. Re lá bạc 1
64 Betula alnoides Buch. Ham. Ex D. Don Cáng lò 1
65 Fokienia hodginsiiA.Henry & H.H.Thomas. Pơ mu 1 EN
66 Pinus dalatensisFerre. Thông 5 lá 1
67 Pinus merkusiiJungh. & de Vriese. Thông 3 lá 1
68 calocedrus macrolepisKurz Bách xanh 1 EN
69 Dipterocarpus obtusifolius Dầu trà ben 1
70 Dioscorea cirrhosa Củ Nâu 2
71 Parashorea stellata Chò trai 1
V. Nhóm cây cảnh và cây vật liệu khác
5.1 Cây cảnh
72 Nageia fleuryi(Hickel) De Laub. Kim giao 1
73 Hopea odorataRoxb Sao đen 2
74 Senna siamea(Lam.) Irwin & Barneby) Muồn đen 2
75 Afzelia xylocarpa(Kurz) Craib Gõ đỏ 1
76 Aerides falcataLindl.& Paxton Lan giáng hương 3
77 Dendrobium amabile(Lour.) Thủy tiên tím 3 EN
78 Dendrobium aphyllum(Roxb) Hạc vĩ 3 VU
79 Dendrobium christyanumRchb.f. Hoàng thảo bạch hoàng 3
80 Hygrochilus parishii(Veitch & Rchb.f.) Pfitzer Cẩm báo 3
81 Dendrobium chrysotoxumLindl Kim điệp 3
82 Dendrobium draconisRchb.f Nhất điểm hồng 3 VU
83 Dendrobium ochraceumDe Wild. Hoàng thảo vạch đỏ 3 EN
84 Dendrobium palpebraeLindl. Thủy tiên trắng 3
85 Paphiopedilumappletonianum(Gower) Rolfe Vệ hài 3 VU
86 Arundina graminifolia(D-Don) Hochr. Lan trúc 3
87 Dendrobium anosmumLindl. Giả hạc 3
88 Dendrobium devonianumPaxton Phương dung 3 EN
89 Dendrobium unicumSeidenf. Hoàng thảo đơn cam 3
90 Phaius tankervilleae(Banks ex L'Hér.) Blume Hạc đỉnh nâu 3
91 Rhynchostylisgigantea. Ngọc điểm 3
5.2 Cây vật liệu khác
92 Phrynium parviflorumRoxb. Lá dong 3
93 Thysanolaene maxima(Roxb.) Kuntze Cây đót 3

Chú thích:

Tình trạng sử dụng:
1. ít được sử dụng tại vùng đệm
2. Được sử dụng tại vùng đệm
3. Được sử dụng và buôn bán tại vùng đệm
Tình trạng bảo tồn
Critical endangered (CR): Rất nguy cấp
Endangered (EU): Nguy cấp
Vulnerable (VU): Sẽ nguy cấp
Nguyễn Quốc Lu